Giúp bạn thực hiện ước mơ
du học

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NAM KINH

Đại học Sư phạm Nam Kinh (南京师范大学), thường gọi là “Nam Sư Đại”,  toạ lạc tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, là một  trường đại học trọng điểm quốc gia được xây dựng theo “Dự án 211” của Chính phủ Trung Quốc. Đại học Sư phạm Nam Kinh nhấn mạnh vào cải cách để thúc đẩy phát triển, đổi mới và tìm kiếm sự xuất sắc, và không ngừng tối ưu hóa hệ thống giáo dục đại học hiện đại, thúc đẩy sự phát triển của trường nói riêng và nền giáo dục Trung Quốc nói chung.

image1 2

Năm 2022, Đại học Sư Phạm Nam Kinh đứng thứ 48 trong Bảng xếp hạng danh sách các trường Đại học Trung Quốc. Trường có 6 ngành học được xếp hạng A Quốc gia, 3 ngành đào tạo trọng điểm quốc gia (Lý thuyết pháp lý, Chương trình và lý thuyết giảng dạy, Địa lý nhân văn); 11 ngành học được liệt kê trong số 1% ESI hàng đầu thế giới. Hiện tại, Đại học Sư phạm Nam Kinh đang nỗ lực xây dựng hình ảnh “một trường đại học cấp cao có ảnh hưởng quốc tế””.

Hãy cùng VIED tìm hiểu thêm về ngôi trường này nhé!

I. Thông tin cơ bản:

  • Tên tiếng Trung: 南京师范大学, bính âm: Nánjīng Shīfàn Dàxué
  • Tên tiếng Anh: Nanjing Normal University
  • Tên viết tắt: NNU
  • Năm thành lập: 1902
  • Phân loại: Công lập
  • Loại hình: Trường sư phạm
  • Thuộc dự án: Dự án 211
  • Địa chỉ: số 1, đường Văn Uyển, quận Tê Hà, thành phố Nam Kinh
  • Mã số trường: 10319
  • Diện tích: 2,179,633m2
  • Số sinh viên: 32,171 sinh viên (hệ Đại học: 18,723; hệ Cao học: 13,448)
  • Website chính thức: http://www.njnu.edu.cn/

Trường được thành lập từ năm 1902 với tên gọi là Trường Cao đẳng Sư phạm Tam Giang. Năm 1951, trường sát nhập với Đại học Kim Lăng của Đại học Nam Kinh thành Đại học Công lập Kim Lăng. Năm 1952, do điều chỉnh hệ thống giáo dục toàn quốc, trường sát nhập vào Cao đẳng Sư phạm Nam Kinh. Năm 1986, trường được tái cơ cấu và đổi tên thành Đại học Sư phạm Nam Kinh. Năm 1996, trường gia nhập “chương trình 211” của quốc gia.

II. Cơ sở vật chất:

Đại học Sư phạm Nam Kinh tọa lạc tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Nam Kinh là cố đô của Lục triều cổ đại Trung Quốc. Nam Kinh là thành phố lớn thứ hai ở phía Đông Trung Quốc với nền kinh tế phát triển (chỉ sau Thượng Hải và Bắc Kinh), đồng thời cũng là đầu mối giao thông trọng yếu của khu vực Hoa Đông. Hệ thống giao thông gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Nam Kinh cũng được thừa nhận là nơi có môi trường đầu tư tốt, thành phố môi trường xanh, sạch của Trung Quốc và cũng là điểm đến hấp dẫn cho thế hệ học sinh, sinh viên hay những người ưa thích trải nghiệm một Trung Hoa hiền hòa hơn.

Hiện tại, Đại học Sư phạm Nam Kinh có 3 cơ sở: cơ sở Tiên Lâm, cơ sở Tuy Viễn và cơ sở Tử Kim, tổng diện tích lên đến 2,179,633m2. Trường có 28 học viện trực thuộc và 2 truờng cao đẳng độc lập.  Với điều kiện giáo dục ưu việt, đây chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các du học sinh quốc tế đến Trung Quốc học tập. Cơ sở Tuy Viễn được mệnh danh là “khuôn viên đẹp nhất phương Đông” với rất nhiều cây xanh, quanh năm có hoa nở.

image2 2

Các lớp học được tu bổ thường xuyên nên rất khang trang và tiện nghi. Ký túc xá 4 người/phòng có ban công và được trang bị đầy đủ những tiện nghi thiết yếu. Ngoài ra còn có Trung tâm thể thao 5 tầng với diện tích 23000m2 phục vụ cho mục đích rèn luyện sức khoẻ của sinh viên và giảng viên.

image3 2

Thư viện Đại học Sư phạm Nam Kinh được thành lập năm 1952 trên cơ sở thư viện của trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học Kim Lăng, Cao đẳng Sư phạm Nam Kinh cũ và Đại học Kim Lăng với hơn 3 triệu đầu sách trong đó có nhiều tài liệu cổ quý hiếm trong lĩnh vực giáo dục, văn học, khoa học nghệ thuật. Ngoài ra, thư viện còn có hơn 3,2 triệu bản sách điện tử và hơn 31,000 tạp chí điện tử bằng tiếng Trung và các ngôn ngữ khác cùng 112 tài nguyên cơ sở dữ liệu các loại.

image4 2

III. Thành tựu của Đại học Sư phạm Nam Kinh:

  • Đại học Sư phạm Nam Kinh có 39 nghiên cứu nằm trong dự án “”Quỹ Khoa học Xã hội Quốc gia””.
  • 7 nghiên cứu chính nằm trong dự án “Triết học và Nghiên cứu Khoa học Xã hội””từ Bộ Giáo dục.
  • 4 nghiên cứu chính nằm trong chương trình Nghiên cứu Khoa học quan trọng Quốc gia.
  • 2 dự án trong chương trình hỗ trợ Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
  • 1 dự án trong kế hoạch Nghiên cứu khoa học và công nghệ cao quốc gia (Kế hoạch 863).
  • 1 giải Nhì giải thưởng Khoa học tự nhiên Quốc gia.
  • 11 giải Nhất cho giải thưởng Thành tựu nghiên cứu khoa học xuất sắc (Khoa học xã hội và nhân văn) của Các trường cao đẳng và đại học của Bộ Giáo dục.
  • Trường có 11 ngành học đứng trong top 1% bảng xếp hạng Chỉ số Khoa học Thiết yếu (ESI), đứng thứ 40 trong số các trường đại học hàng đầu thế giới và thứ ba trong số các trường đại học sư phạm quốc gia.

IV. Sinh viên và đội ngũ giảng viên:

Trường hiện có đội ngũ giảng viên và nhân viên lên tới 3,271 người; với 2,170 giảng viên chính thức. Trong đó, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc có 1 người; 10 chuyên gia có đóng góp nổi bật cấp quốc gia; 11 ứng cử viên cấp nhà nước cho “Dự án triệu tài năng”; 13 người được chọn cho các dự án nhân tài quan trọng của Bộ Giáo dục; 4 chuyên gia đặc biệt loại A của Chương trình Nhân tài Quốc gia; 4 tài năng trẻ, 7 tài năng hàng đầu loại B của Chương trình Tài năng Quan trọng Quốc gia; 4 tài năng trẻ xuất sắc, 7 người nhận Quỹ Khoa học Trẻ Xuất sắc Quốc gia, 10 người nhận Quỹ Khoa học Trẻ Xuất sắc Quốc gia; 5 thành viên của nhóm đánh giá kỷ luật của Hội đồng Nhà nước; 30 thành viên của Ban chỉ đạo giảng dạy đại học của Bộ Giáo dục; 15 ứng cử viên cho “Chương trình hỗ trợ tài năng xuất sắc trong thế kỷ mới” của Bộ Giáo dục; 2 người lãnh đạo chương trình thúc đẩy tài năng sáng tạo của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trường hiện có tổng cộng 32,171 sinh viên đang theo học, bao gồm 18,723 sinh viên hệ Đại học; 13,448 sinh viên hệ Cao học (1,570 NCS Tiến sĩ và 11,878 NCS Thạc sĩ), trong đó có 1,589 du học sinh. Cựu sinh viên tiêu biểu nhất của trường có thể kể đến như: nhà cải cách giáo dục Lý Thuỵ Thanh, học giả Liễu Dự, hoạ sĩ Trương Đại Thiên, hoạ sĩ Từ Bi Hồng, MC Mạnh Phi, Trịnh Tiểu Anh- nữ nhạc trưởng đầu tiên của Trung Quốc…

V. Chuyên ngành đào tạo:

Trường Đại học Sư phạm Nam Kinh không ngừng đẩy mạnh cải cách giáo dục và nâng cao chất lượng giảng dạy, hiện có 6 ngành trọng điểm quốc gia, 3 ngành trọng điểm quốc gia, 14 ngành ưu tiên cấp tỉnh, 13 ngành trọng điểm cấp tỉnh và trọng điểm quốc gia, 23 ngành trọng điểm cấp tỉnh. Chất lượng chuyên môn và phương pháp giảng dạy luôn được quan tâm hàng đầu với một đội ngũ cán bộ giảng viên chất lượng cao. Dưới đây là một số chuyên ngành đào tạo tham khảo tại Đại học Sư phạm Nam Kinh:

Cơ sở đào tạoChuyên ngành
Học viện Kim Lăng

–      Tiếng Anh

–       Kế toán

–       Quản lý tài chính

–       Lao động và an sinh xã hội

–       Khoa học và Kỹ thuật thực phẩm

Khoa Khoa học Giáo dục

–      Giáo dục

–      Giáo dục tiểu học

–      Giáo dục mầm non

–      Công nghệ giáo dục

Khoa Địa lý

–      Địa lý tự nhiên và tài nguyên môi trường

–       Địa lý nhân văn và quy hoạch đô thị, nông thôn

–      Khoa học thông tin địa lý

–      Kỹ thuật bản đồ

–      Quản lý du lịch

Khoa Hành chính công

–      Triết học

–      Hành chính công (quản trị và quản lý tiện ích công cộng)

Trường Marxist–      Giáo dục tư tưởng và chính trị
Khoa Văn hoá và Giáo dục Quốc tế–      Giáo dục quốc tế bằng tiếng Trung
Khoa Đào tạo giáo viên

–      Ngôn ngữ và văn học Trung Quốc

–      Lịch sử

–      Giáo dục tư tưởng và chính trị

–      Tiếng Anh sư phạm

–      Toán học và Toán ứng dụng

–      Khoa học máy tính và công nghệ

–      Vật lý

–      Hoá học

–      Khoa học sinh học

–      Khoa học địa lý

Khoa Kinh doanh

–      Kinh tế và thuơng mại quốc tế

–      Quản trị kinh doanh

–      Kinh tế

–      Tài chính

–      Quản trị nguồn nhân lực

–      Khoa học quản lý

Khoa Luật–      Luật học
Khoa Phát triển xã hội

–      Quản lý công nghiệp văn hoá

–      Lịch sử

–      Di tích văn hoá và bảo tàng

–      Xã hội học (bao gồm Xã hội học và công tác xã hội)

Khoa Ngoại ngữ

–      Tiếng Anh (tiếng Anh + 1 ngôn ngữ khác)

–      Tiếng Pháp (song ngữ Pháp-Anh)

–      Tiếng Đức (song ngữ Đức-Anh)

–      Tiếng Nga (song ngữ Nga-Anh)

–      Tiếng Tây Ban Nha (song ngữ TBN-Anh)

–      Tiếng Ý (song ngữ Ý-Anh)

–      Tiếng Hàn (song ngữ Hàn-Anh)

–      Tiếng Nhật (song ngữ Nhật-Anh)

Khoa Văn

–      Ngôn ngữ và văn học Trung Quốc’

–      Ngôn ngữ Hán

–      Văn học cổ điển

–      Thư ký học

–      Phát thanh và nghệ thuật dẫn chương trình

Khoa Báo chí và Truyền thông

–      Báo chí

–      Phát thanh và truyền hình

–      Biên đạo phát thanh và truyền hình

–      Quảng cáo

–      Mạng và phương tiện truyền thông mới

–      Nhiếp ảnh (báo chí)

Khoa Tâm lý học–      Tâm lý học ứng dụng
Khoa Khoa học đời sống

–      Khoa học sinh học

–      Kỹ thuật sinh học

–      Công nghệ sinh học

Khoa Toán

–      Toán học và Toán ứng dụng

–      Khoa học thông tin và Toán

–      Thống kê

–      Toán học tài chính

Khoa Vật lý

–      Kỹ thuật truyền thông

–      Vật lý (bao gồm Vật lý và Vật lý ứng dụng)

–      Kỹ thuật thông tin điện tử

Khoa Hoá học và Khoa học vật liệu–      Hoá học (bao gồm Hoá học và Hoá học ứng dụng)
Khoa Năng lượng và Kỹ thuật cơ khí

–      Kỹ thuật năng lượng và Điện

–      Kỹ thuật hệ thống năng lượng và môi trường

–      Kỹ thuật cơ khí

–      Kỹ thuật ứng dụng môi trường và năng lượng xây dựng

Khoa Kỹ thuật điện và Tự động hoá

–      Kỹ thuật điện và tự động hoá

–      Tự động hoá

Khoa Công nghệ và Khoa học máy tính

–      Công nghệ và khoa học máy tính

–      Kỹ thuật phần mềm

–      Quản lý thông tin và hệ thống thông tin

Khoa Môi trường–      Khoa học và kỹ thuật môi trường
Khoa Khoa học và Kỹ thuật hàng hải

–      Tài nguyên và môi trường biển

–      Công nghệ khai thác tài nguyên biển

Khoa Kỹ thuật thực phẩm và Dược phẩm

–      Khoa học và Kỹ thuật thực phẩm

–      Kỹ thuật dược phẩm

Khoa Khoa học Thể thao

–      Giáo dục thể chất

–      Hướng dẫn và quản lý thể thao

Nhạc viện

–      Nhạc cụ

–      Thanh nhạc

–      Khiêu vũ

Khoa Mỹ thuật

–      Nghệ thuật

–      Tranh Trung Quốc

–      Hoạt hình

–      Thiết kế truyền thông trực quan

–      Thiết kế môi trường

–      Thiết kế sản phẩm

VI. Quan hệ và hợp tác quốc tế:

Đại học Sư phạm Nam Kinh luôn coi trọng trao đổi và hợp tác với nước ngoài và tuân thủ chiến lược phát triển quốc tế hóa. Là trường đại học mở cửa đầu tiên của Trung Quốc kể từ sau cải cách, NNU đã xây dựng cơ sở giáo dục tiếng Trung Quốc đầu tiên và cơ sở giáo dục đào tạo mầm non khu vực Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan; mở 5 viện Khổng Tử ở nước ngoài.

Các trung tâm trực thuộc gồm có: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Giáo dục Nông thôn Quốc tế UNESCO- Cơ sở Nam Kinh, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Pháp và Trung tâm Đào tạo Pháp ngữ Nam Kinh, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Ý và các tổ chức nghiên cứu và giảng dạy quốc tế khác.

Trường đã thiết lập quan hệ hợp tác và trao đổi thân thiện với 253 trường cao đẳng và đại học ở 43 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Đại học Stanford, Đại học Rutgers, Đại học Maryland, Đại học Toronto, Đại học Heidelberg, Đại học Monash, Đại học Gyeonggin, v.v. tổ chức 21 chương trình hợp tác và đào tạo chung với 154 dự án học tập ở nước ngoài cho sinh viên Trung Quốc.

Hiện tại ở NNU có hơn 400 chuyên gia nước ngoài đang công tác (trong đó có 56 chuyên gia dài hạn) và hơn 1,500 sinh viên quốc tế đến từ 123 quốc gia và vùng lãnh thổ.

VII. Thế mạnh của trường:

  • Chuyên ngành đào tạo đa dạng với nhiều chương trình phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên.
  • Cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ.
  • Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế cao khiến các bài giảng trở nên thú vị và bám sát thực tế hơn.

VIII. Hoạt động nổi bật dành cho sinh viên quốc tế:

Đại học Sư phạm Nam Kinh luôn tuân thủ nguyên tắc hướng đến sinh viên và không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Hiện tại, có 1,589 sinh viên quốc tế đến từ 123 quốc gia và vùng lãnh thổ đang theo học tại trường. Sinh viên quốc tế được dạy trong các lớp học nhỏ theo năng khiếu của riêng mình, làm nổi bật tiêu chí giáo dục hướng đến sinh viên.

image5 1

Trường luôn tích cực thực hiện các hoạt động giao lưu giữa sinh viên Trung Quốc và sinh viên quốc tế, tổ chức các hoạt động ngoại khóa phong phú và đầy màu sắc cho sinh viên quốc tế, đồng thời tổ chức các chuỗi hoạt động và thực hành giảng dạy với các chủ đề riêng biệt về trải nghiệm văn hóa Trung Quốc.

IX. Học bổng:

Hiện tại, sinh viên quốc tế có thể tìm cơ hội học tập tại Đại học Sư phạm Nam Kinh thông qua các loại học bổng sau:

Loại học bổng Bậc học Thời gian (dự kiến) Giá trị
Học bổng Chính phủ Trung Quốc Học bổng Chính phủ Trung Quốc (loại A) Đại học 4 năm Toàn phần
Thạc sĩ 2-3 năm Toàn phần
Tiến sĩ 4 năm Toàn phần
Học bổng Chính phủ Trung Quốc (loại B) Thạc sĩ 2-3 năm Toàn phần
Tiến sĩ 4 năm Toàn phần
Học bổng Khổng Tử Tiến sĩ 1 kỳ- 2 năm Toàn phần
Học bổng giáo viên tiếng Trung quốc tế Đại học 4 năm Toàn phần
Thạc sĩ 2 năm Toàn phần
Học bổng thành phố Nam Kinh Đại học 4 năm 10,000RMB/năm
Thạc sĩ 2-3 năm 20,000RMB/năm
Tiến sĩ 4 năm 20,000RMB/năm

X. Phương thức liên lạc:

Để biết thêm thông tin về tuyển sinh và được hỗ trợ quy trình đăng ký du học tại Đại học Sư Phạm Nam Kinh, vui lòng liên hệ:

Trung tâm du học VIED – Viện Phát triển Giáo Dục Việt Nam

  • Trụ sở chính Hà Nội: 74 Trương Công Giai, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
  • Trụ sở chính Hồ Chí Minh: 204 Phạm Thái Bường, P. Tân Phong, Q. 7, TP. HCM

Hotline: 0833 146 146

Scroll to Top
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hà
Học vị
  • Tốt nghiệp Tiến sỹ Âm nhạc tại Nhạc viện Trung Quốc
  • Tốt nghiệp Thạc sỹ Âm nhạc học tại Nhạc viện Thượng Hải
  • Tốt nghiệp Đại học Âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội
  • Tốt nghiệp Trung cấp Âm nhạc tại Trường Nghệ thuật Tây Nguyên.
Học hàm
  • Giáo sư kiêm nhiệm, Philadelphia International Music Festival – Hoa Kỳ (Bổ nhiệm 05/2019)
  • Giáo sư kiêm nhiệm, Đại học Sư phạm Lạc Sơn – Trung Quốc (Bổ nhiệm 12/2018)
  • Giáo sư kiêm nhiệm, Đại học Sư phạm Hải Nam – Trung Quốc (Bổ nhiệm 06/2019).
  • Phó Giáo sư, Tiến sỹ Âm nhạc học (12/2019)
Học vị
  • Nhà sáng lập/Giám đốc TED SAIGON
  • Viện trưởng Viện phát triển Giáo dục Việt Nam
  • Nguyên Trưởng phòng đối ngoại, Nhạc viện TPHCM
  • Nguyên Phó viện trưởng Viện phát triển Công nghệ và Giáo dục
  • Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch
  • Giảng dạy tại các trường: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
TÊN PHÓ GIÁM ĐỐC

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry’s standard dummy text ever since the 1500s, when an unknown printer took a galley of type and scrambled it to make a type specimen book. It has survived not only five centuries, but also the leap into electronic typesetting, remaining essentially unchanged. It was popularised in the 1960s with the release of Letraset sheets containing Lorem Ipsum passages, and more recently with desktop publishing software like Aldus PageMaker including versions of Lorem Ipsum.

 
TÊN PHÓ GIÁM ĐỐC

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry’s standard dummy text ever since the 1500s, when an unknown printer took a galley of type and scrambled it to make a type specimen book. It has survived not only five centuries, but also the leap into electronic typesetting, remaining essentially unchanged. It was popularised in the 1960s with the release of Letraset sheets containing Lorem Ipsum passages, and more recently with desktop publishing software like Aldus PageMaker including versions of Lorem Ipsum.