Có thể bạn chưa biết, JLPT là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật lâu đời, uy tín nhất được phổ biến rộng rãi tại 65 quốc gia trên thế giới. Sau đây, chúng ta cùng VIED EDUCATION tìm hiểu sâu hơn về kỳ thi JLPT.
1. Giới thiệu về kỳ thi JLPT
JLPT là viết tắt “Japanese Lauguage Proficiency Test”, trong tiếng Nhật được viết là “日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん)” và tiếng Việt được dịch là “Kỳ thi kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Nhật”. JLPT được tổ chức bởi Japan Foundation (国際交流基金 – こくさいこうりゅうききん), một tổ chức thuộc bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Kỳ thi này ra đời nhằm mục đích giúp cho những ai không có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ Nhật đều có thể tham gia để đánh giá trình độ tiếng Nhật của mình, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tuổi tác hay giới tính.
2. Các cấp độ của JLPT
Kỳ thi bao gồm 5 cấp bậc từ khó đến dễ được ký hiệu lần lượt là N1,N2,N3,N4 và N5, trong đó N1 là khó nhất và N5 là dễ nhất.
2.1 Cấp độ N1
N1 | Có thể hiểu tiếng Nhật trong đa dạng tình huống | |||
Đọc | * Có thể đọc bình luận báo chí viết về các đề tài đa dạng, đọc văn viết hơi phức tạp về mặt lý luận, văn viết có độ trừu tượng cao và hiểu cấu trúc cũng như nội dung bài văn. * Có thể đọc các bài có nội dung sâu về nhiều chủ đề, hiểu dòng chảy câu chuyện và cách diễn đạt. | |||
Nghe | * Có thể hiểu chi tiết dòng chảy câu chuyện, nội dung câu chuyện quan hệ giữa các nhân vật và cấu trúc lý luận của nội dung khi nghe các bài nói như hội thoại, tin tức, bài giảng ở các tình huống đa dạng. |
2.2 Cấp độ N2
N2 | Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày, thêm vào đó có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật trong các tính huống đa dạng. | |
Đọc | * Có thể đọc đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung như các bài báo, bài tạp chí, bài giải nghĩa, bình luận đơn giản… về các chủ đề đa dạng.
* Có thể đọc các bài viết về các chủ đề chung, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt. |
|
Nghe | * Có thể nghe các tình huống thường ngày và các bài nói tự nhiên trong các tình huống đa dạng như hội thoại, tin tức, hiểu dòng chảy câu chuyện, nội dung, quan hệ giứa các nhân vật, nắm được ý chính. |
2.3 Cấp độ 3
N3 | Có thể hiểu ở mức nhất định tiếng Nhật dùng trong các tình huống hàng ngày. | |
Đọc | * Có thể đọc hiểu văn chương diễn đạt nội dung cụ thể về các vấn đề hàng ngày.
* Có thể nắm bắt khái quát thông tin từ tiêu đề báo chí. * Có thể hiểu văn chương hơi khó trong phạm vi nhìn thấy trong các tình huống hàng ngày nếu được nói diễn đạt lại theo cách khác. |
|
Nghe | * Có thể hiểu nội dung cụ thể của câu chuyện cũng như quan hệ các nhân vật khi nghe hội thoại có chủ đề trong nói chuyện tự nhiên hàng ngày. |
2.5 Cấp độ 4
N4 | Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản. | |
Đọc | * Có thể đọc hiểu văn chương hay dùng hàng ngày viết bằng những từ vựng và chữ Kanji cơ bản. | |
Nghe | * Có thể hiểu nội dung hội thoại trong tình huống hàng ngày nếu nói chậm. |
2.5 Cấp độ 5
N5 | Có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật căn bản. | |
Đọc | * Có thể đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn dạng cố định viết bằng chữ Hiragana, chữ Katakana, chữ Hán cơ bản dùng trong sinh hoạt hàng ngày. | |
Nghe | * Có thể nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm trong các tình huống hay gặp hàng ngày như lớp học, cuộc sống xung quanh. |
3. Cấu trúc đề thi
Cấu trúc đề thi của kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật (JLPT) được biết như sau:
Cấp độ | Phần thi và thời gian | Tổng thời gian | ||
N1 | Kiến thức (từ vựng, ngữ pháp) + Đọc hiểu (110 phút) | Nghe hiểu (60 phút) | 170 phút | |
N2 | Kiến thức (từ vựng, ngữ pháp) + Đọc hiểu (105 phút) | Nghe hiểu (50 phút) | 155 phút | |
N3 | Kiến thức (từ vựng) (30 phút) | Kiến thức (ngữ pháp) + Đọc hiểu (70 phút) | Nghe hiểu (40 phút) | 140 phút |
N4 | Kiến thức (từ vựng) (30 phút) | Kiến thức (ngữ pháp) + Đọc hiểu (60 phút) | Nghe hiểu (35 phút) | 125 phút |
N5 | Kiến thức (từ vựng) (25 phút) | Kiến thức (ngữ pháp) + Đọc hiểu (50 phút) | Nghe hiểu (30 phút) | 105 phút |
5. Đánh giá kỹ năng
Để biết được bản thân đang ở trình độ nào thì bảng đánh giá kỹ năng JLPT chính là phương án tối ưu để giải quyết vấn đề đó. Từ đó, mà bạn có thể xác lập mục tiêu học tập, ôn luyện và dễ dàng có cơ hội đậu kỳ thi JLPT hơn.
5.1 Kỹ năng nghe
Với những nội dung, chủ đề từ khó đến dễ bảng dưới đây sẽ giúp đánh giá được năng lực của thí sinh có thể đậu theo từng cấp bậc, bạn có thể tham khảo như sau:
N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | ||
1 | Có thể hiểu những nội dung chính khi xem bản tin thời sự trên Tivi nói về các chủ đề như: chính trị, kinh tế,… | |||||
2 | Có nghe hiểu được nội dung chính trong đoạn hội thoại nói về chủ đề gần đây được các phương tiện truyền thông đang đề cập đến. | |||||
3 | Có thể hiểu được nội dung đại khái khi nghe các bài phát biểu tại những nơi trang trọng (ví dụ: buổi đón tiếp,…) | ✓ | ||||
4 | Có thể hiểu đại khái nội dung khi nghe thông báo về những sự việc bất ngờ xảy ra ( ví dụ: tai nạn,…) | ✓ | ||||
5 | Có thể hiểu được nội dung khi nghe các cuộc trao đổi liên quan đến công việc, chuyên môn,… | ✓ | ||||
6 | Có thể hiểu được đại khái các buổi tranh luận, thảo luận với chủ đề mình quan tâm. | ✓ | ||||
7 | Có thể hiểu được mạch nội dung tại các cuộc họp của trường học, nơi làm việc. | ✓ | ✓ | |||
8 | Có thể hiểu được đại khái các buổi tranh luận, thảo luận với chủ đề mình quan tâm. | ✓ | ✓ | |||
9 | Xem và hiểu được nội dung chính của các chương trình Tivi với những nội dung gần gũi với cuộc sống (ví dụ: nấu ăn, du lịch,…) | ✓ | ✓ | |||
10 | Nghe hiểu được mạch câu chuyện trong hội thoại về các chủ đề gần gũi với cuộc sống thường nhật (ví dụ: kế hoạch đi du lịch, chuẩn bị tiệc,…) | ✓ | ✓ | |||
11 | Có thể hiểu đại khái khi xem những bộ phim truyền hình trên Tivi có cách nói chuẩn. | ✓ | ✓ | |||
12 | Nghe các nội dung giới thiệu sản phẩm tại của hàng, và nắm được những thông tin mà mình muốn biết (ví dụ: đặc trưng của sản phẩm,…) | ✓ | ✓ | |||
13 | Nghe hiểu được nội dung của của các phát thanh trong nhà ga hay cửa hàng bách hoá. | ✓ | ✓ | |||
14 | Có thể hiểu được nội dung của các cuộc nói chuyển phiếm hoặc các cuộc hội thoại tự do với mọi người xung quanh. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | |
15 | Có thể nghe hiểu được nội dung giới thiệu về cách đi đường, cách đổi tàu/xe đơn giản,… | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
16 | Có thể hiểu được nội dung chính của các cuộc hội thoại nói về các chủ đề gần gũi với cuộc sống (ví dụ, sở thích, dự định cuối tuần,…) | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
17 | Nghe những chỉ thị đơn giản và hiểu được mình cần làm gì. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
18 | Nghe thông báo của giáo viên và nắm bắt được nhưng thông tin chính như là giờ tập trung, địa điểm,… | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
19 | Có thể nghe và hiểu được cách nói thường dùng tại những nơi như cửa hàng, bưu điện, nhà ga,… (ví dụ: ” Xin mời vào!”, “Giá~ yên”,…) | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
20 | Có thể nghe và hiểu được nội dung giới thiệu bản thân của giáo viên, các bạn cùng lớp học. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
Bảng tự đánh giá năng lực kỹ năng nghe tiếng Nhật của The Japan Foundation tổng hợp
5.2 Kỹ năng nói
Tỷ lệ thí sinh làm được, vượt qua kỳ thi được chia làm 5 cấp độ, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | ||
1 | Có thể tham gia vào buổi tranh luận, thảo luận với chủ đề mà mình quan tâm và trình bảy ý kiến một cách logic. | ✓ | ||||
2 | Có thể hỏi hoặc nêu ý kiến về những vấn đề gần đây đang là đề tài nóng của các phương tiện truyền thông | ✓ | ||||
3 | Có thể giải thích về quá trình xảy ra, nguyên nhân của các sự việc bất ngờ (ví dụ: tai nạn,…) | ✓ | ||||
4 | Có thể phân biệt sử dụng cách nói lịch sự và cách nói thân mật tùy theo đối tượng và tình huống. | ✓ | ✓ | |||
5 | Có thể giới thiệu nội dung chính của một quyển sách hay một bộ phim mà mình đã đọc hay đã xem gần đây. | ✓ | ✓ | |||
6 | Có thể nêu ý kiến và lí do tán thành hay phản đối ý kiến của đối phương trong buổi thảo luận tại lớp. | ✓ | ✓ | |||
7 | Nếu có sự chuẩn bị, có thể thuyết trình về chủ đề mình có chuyên môn hoặc chủ đề mình biết rồi. | ✓ | ✓ | |||
8 | Có thể nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp về kế hoạch đi du lịch, việc chuẩn bị tiệc,… | ✓ | ✓ | |||
9 | Có thể nói về nguyện vọng hay kinh nghiệm của bản thân tại cuộc phỏng vấn đi làm thêm hoặc phỏng vấn xin việc (ví dụ: giờ đi làm, công việc đã làm….) | ✓ | ✓ | |||
10 | Có thể giải thích về cách đi đường, hay cách đối tàu/xe tới nơi mà mình biết rõ. | ✓ | ✓ | ✓ | ||
11 | Nếu chuẩn bị sẵn có thể phát biểu một bài ngắn tại những nơi trang trọng như buổi chia tay của bản thân. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | |
12 | Có thể hỏi hoặc giải thích về nguyện vọng, điều kiện… liên quan đến những thứ mình muốn mua ở cửa hàng. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | |
13 | Có thể liên lạc về việc trễ giờ hoặc vắng mặt bằng điện thoại. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
14 | Có thể hội thoại về những chủ đề gần gũi trong cuộc sống (ví dụ: sở thích, dự định cuối tuần). | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
15 | Có thể quyết định ngày giờ gặp mặt khi nghe đối phương nói về điều kiện của họ. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
16 | Có thể nói về tâm trạng của bản thân như sự ngạc nhiên, vui và giải thích lí do về tâm trạng đó bằng những từ ngữ đơn giản. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
17 | Có thể giới thiệu về phòng riêng của mình. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
18 | Có thể nói về sở thích hay mối quan tâm của bản thân. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
19 | Có thể sử dụng những từ ngữ hay dùng ở cửa hàng, bưu điện, nhà ga…để thực hiện hội thoại đơn giản. (ví dụ: “ Cãi này bao nhiêu tiền? “Hãy bán cho tôi cái đó”…) | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
20 | Có thể tự giới thiệu hay trả lời những câu hỏi đơn giản về bản thân. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
Bảng tự đánh giá năng lực kỹ năng nói tiếng Nhật của tổ chức The Japan Foundation tổng hợp
5.3 Kỹ năng đọc
Tỷ lệ thí sinh làm được, vượt qua kỳ thi được chia làm 5 cấp độ, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | ||
1 | Có thể hiểu được những điểm chính khi đọc các bài báo, bài trên tạp chí nói về vấn đề chính trị, kinh tế…. | ✓ | ||||
2 | Có thể hiểu được các ý kiến, cách triển khai luận điểm… khi đọc các bài lý luận ( ví dụ : bài xã luận trên báo….) | ✓ | ||||
3 | Có thể vừa đọc tiểu thuyết vừa hiểu được tâm lý nhân vật, cách triển khai câu chuyện. | ✓ | ||||
4 | Có thể đọc những bài tiểu luận và hiểu được điều tác giả muốn nói. | ✓ | ✓ | |||
5 | Có thể hiểu được nội dung đại khái khi đọc các văn bản chuyên môn về những chủ đề mình quan tâm. | ✓ | ✓ | |||
6 | Có thể hiểu được nội dung của những bức thư, email… có sử dụng kính ngữ. | ✓ | ✓ | |||
7 | Có thể đọc và hiểu được văn bản có nội dung liên hệ hoặc nhờ và từ đối tác làm ăn. | ✓ | ✓ | |||
8 | Có thể đọc và hiểu được nội dung chính các bài viết trên báo, tạp chí nói về các chủ đề gần gũi với cuộc sống. | ✓ | ✓ | |||
9 | Có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết khi đọc sách hướng dẫn du lịch, tạp chỉ thông tin về việc học lên cao, hay xin việc.. | ✓ | ✓ | |||
10 | Có thể sử dụng từ điển quốc ngữ thông thường dùng cho người Nhật để tra cứu từ. | ✓ | ✓ | ✓ | ||
11 | Có thể hiểu được những điều minh muốn biết khi xem tờ rơi giải thiệu sản phẩm ( ví dụ: đặc điểm sản phẩm…) | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | |
12 | Đọc một câu chuyện ngắn và hiểu được nội dung chính câu chuyện. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | |
13 | Đọc hiểu nội dung bưu thiếp, email từ người quen và bạn bè. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | |
14 | Có thể nắm được những thông tin cần thiết khi xem bảng thông báo ở trường hay nơi làm việc (ví dụ: giờ học, lịch họp…) | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | |
15 | Khi xem quảng cáo trên bảo hay tờ rơi, hiểu được những thông tin như là thời gian bán hạ giá và giá cả sản phẩm. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
16 | Có thể xem thời gian biểu, hoặc bảng hướng dẫn chung ở nhà ga và hiểu được giờ chạy của tàu mà mình sẽ đi. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
17 | Đọc và hiểu được nội dung thiếp chúc mừng năm mới, thiếp sinh nhật. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
18 | Có thể đọc và hiểu những nội dung ghi chép đơn giản. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
19 | Có thể hiểu được những chỉ thị đơn giản có kèm tranh (ví dụ: cách vứt rác, cách nấu ăn…) | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
20 | Khi xem thời gian biểu, ví dụ như thời gian biểu ở trưởng về cuộc gặp với thầy cô, có thể biết được thời gian cụ thể về giờ và ngày tháng cuộc gặp của mình với thầy cô. | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ | ✓ |
Bảng tự đánh giá năng lực kỹ năng đọc tiếng Nhật của tổ chức The Japan Foundation tổng hợp
Với tấm bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ sử dụng tiếng Nhật từ kỳ thi JLPT. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một cuộc sống và công việc như mơ tại đất nước xinh đẹp này.
Vì vậy, nếu có ý định du học hoặc làm việc cho một công ty nào ở Nhật, bạn đừng bỏ qua cuộc thi quan trọng này. Nắm vững những kiến thức để đi thi đạt kết quả cao nhất. Bạn cũng sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho việc thi lại, học lại. Như vậy, có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí đi Nhật phải bỏ ra ban đầu rồi đấy.
Hy vọng rằng, những chia sẻ từ bài viết trên VIED EDUCATION đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. VIED luôn bên cạnh bạn để cùng giải đáp các thắc mắc và giúp bạn thành công.
Hãy liên hệ VIED ngay để được tư vấn về quy trình xin học bổng và JLPT tại:
VIED Education – Viện Phát triển Giáo Dục Việt Nam:
- Trụ sở chính Hà Nội: 74 Trương Công Giai, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- Trụ sở chính Hồ Chí Minh: 204 Phạm Thái Bường, P. Tân Phong, Q. 7, TPHCM
Hotline: 0833 146 746
Website: vied.edu.vn