Giúp bạn thực hiện ước mơ
du học

PGS.TS Nguyễn Thanh Hà – Người giữ “hồn” văn hóa dân tộc và “cảm hóa” cuộc đời bằng nghệ thuật âm nhạc

PGS.TS Nguyễn Thanh Hà – Người giữ “hồn” văn hóa dân tộc và “cảm hóa” cuộc đời bằng nghệ thuật âm nhạc

“Nhiệm vụ của giáo dục nghệ thuật không chỉ nhằm đào tạo ra những nghệ sỹ biểu diễn hay sáng tác mà quan trọng hơn, giáo dục nghệ thuật còn góp phần quan trọng trong phát triển tố chất toàn diện; hoàn thiện thẩm mỹ và kỹ năng sống; hình thành nhân cách và luôn biểu hiện đẹp trong mọi hành vi”. Đó là kim chỉ nam của TED SAIGON (Talent Education Development) – trường đào tạo nghệ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế tiên phong tại Việt Nam do nhà quản lý, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà thành lập vào sinh nhật lần thứ 40 của ông, ngày 20/12/2012.

Từ một giáo viên dạy nhạc tại Trường phổ thông tỉnh Gia Lai, suốt 25 năm miệt mài phấn đấu để trở thành giáo sư tại nhiều trường đại học danh tiếng ở nước ngoài (ông cũng là người duy nhất của ngành âm nhạc được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phong tặng học hàm PGS năm 2019); từ một Tổ trưởng Tổ Đối ngoại tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, với 5 năm phấn đấu ông được bổ nhiệm Phó vụ trưởng, quy hoạch Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Từ một Giám đốc Trung tâm đào tạo nghệ thuật TED SAIGON, nay ông đã là Chủ tịch Viện Phát triển Giáo dục Việt Nam. Cuộc đời ông là tấm gương sáng về sự vượt khó và tài năng. PGS.TS Nguyễn Thanh Hà là một trí thức đa tài, ông không chỉ thành công trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học mà những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển ngành Văn hoá, giáo dục và đào tạo thời kỳ hội nhập đã phản ảnh đầy đủ con người của ông – một người thầy tâm đức và sáng tạo; một nhà khoa học xuất sắc và là một nhà quản lý tài hoa.

Giáo sư hướng dẫn và bạn học chúc mừng khi PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ tại Học viện Âm nhạc Trung Quốc - Beijing, China (2012)
Giáo sư hướng dẫn và bạn học chúc mừng khi PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ tại Học viện Âm nhạc Trung Quốc – Beijing, China (2012)

Nhà quản lý giáo dục, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà sinh ra tại phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ông sinh năm 1972, khi đất nước còn chiến tranh khốc liệt, cuộc sống nhân dân còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông con (7 anh chị em). Bố mất sớm, mọi gánh nặng đè lên đôi vai gầy guộc, héo mòn vì nhọc nhằn của người mẹ hiền; tuổi thơ ông với triền miên khó khăn, vất vả. Lớn lên cùng Tây Nguyên nhiều nắng, nhiều gió với đại ngàn hùng vĩ; tình người ấm áp nơi mảnh đất Bazan đã nuôi dưỡng và hình thành một con người với tâm hồn đầy thơ ca, kiên định và hiền lương của ông.

Tuổi thơ ông luôn chật vật bởi cái nghèo, cái đói. Thương mẹ, anh em ông đều nỗ lực học hành, một buổi đến trường một buổi mưu sinh phụ mẹ. Như một định mệnh, mặc dù là học sinh giỏi toán từ cấp 1 nhưng tâm trí và thời gian của ông dành hết cho việc tập đàn, nghe nhạc. Thời điểm đó, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên nhận thức về tác dụng của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ chưa được nhận thức tốt như bây giờ. Sự nghi ngại của gia đình và xã hội về tương lai một đứa trẻ “yêu âm nhạc” nơi vùng cao tác động không nhỏ đến tâm lý và đam mê của ông. Không gì cản trở được quyết tâm, ông vẫn tìm nơi yên tĩnh để luyện tập và thường xuyên tham gia các hoạt động biểu diễn, dạy đàn (khi 13 tuổi), chơi nhạc đám cưới, sinh nhật… để có thể duy trì cuộc sống. Mẹ ông, người luôn động viên và căn dặn ông rằng: học gì cũng được nhưng lối thoát duy nhất chính là phải học đến cùng, chỉ có học vấn mới thể mở ra một tương lai tốt đẹp, mới có thể cải thiện cuộc sống cho bản thân và gia đình ông. Mặc dù cực nhọc không tả hết nhưng ông vẫn quyết tâm theo đuổi “con chữ” với niềm hi vọng mong manh là phó tiến sĩ âm nhạc (thời đó, ông chỉ dám mơ đến vậy). Cũng chính tâm niệm ấy đã rèn luyện cho ông đức tính kiên trì, vượt khó; dám nghĩ dám làm và đủ bản lĩnh để đương đầu với mọi thử thách của
cuộc sống để trở thành một Tiến sĩ, một nhà khoa học, một nhà nhà quản lý, lãnh đạo tài năng hôm nay.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà tại Lễ Trao bằng Giáo sư tại Trường Đại học Sư phạm Hải Nam, Trung Quốc (2019)
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà tại Lễ Trao bằng Giáo sư tại Trường Đại học Sư phạm Hải Nam, Trung Quốc (2019)

Chẳng biết tự bao giờ, mỗi khi muốn tìm một khoảng trời hoang hoải, ông thường nghĩ về miền cao ấy để lắng nghe âm vang của núi rừng, những làn điệu dân ca dịu dàng đằm thắm, mộc mạc và đầy ấp tình người; hoài niệm những sáng tinh mai hòa mình vào màn sương trên những con dốc quen thuộc – con đường đến trường thời thơ ấu. Cuộc đời rồi cũng đã mỉm cười khi ông thi đỗ vào Trường Nghệ thuật Tây Nguyên. Được sự hướng dẫn và yêu thương của thầy giáo chủ nhiệm Phạm Quốc Lộ và cố GS.TS. Minh Khang, ông tốt nghiệp Trung cấp Lý luận âm nhạc (nay là Âm nhạc học/Musicology). Sau khi tốt nghiệp (năm 1992), ông về làm thầy giáo dạy nhạc cho Trường PTTH Dân tộc Nội trú Gia Lai. Là một giáo viên âm nhạc, ngoài nhiệm vụ giảng dạy ông còn đảm trách phong trào văn – thể – mỹ của nhà trường. Ông làm thơ, sáng tác nhạc, viết nhạc múa… đoạt được nhiều huy chương tại các hội diễn của tỉnh và toàn quốc. Sau gần 7 năm công tác, năm 1998, ông được điều chuyển về làm giảng viên âm nhạc của Khoa Nhạc – Họa – Thể dục, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Với lòng hiếu học, kế hoạch phát triển bản thân và mục tiêu phát triển ở những môi trường chuyên nghiệp hơn, năm 1997, ông dự thi và đỗ vào đại học, ngành Lý luận âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Đến năm 2002, ông tốt nghiệp đại học và chuyển công tác về Hà Nội, ông trở thành giảng viên âm nhạc, Khoa Âm nhạc – Mỹ thuật của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà tại Lễ Trao bằng Giáo sư tại Trường Đại học Sư phạm Lạc Sơn - Trung Quốc (2018)
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà tại Lễ Trao bằng Giáo sư tại Trường Đại học Sư phạm Lạc Sơn – Trung Quốc (2018)

Với nhiều nỗ lực, năm 2005 ông nhận được học bổng dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của chính phủ Việt Nam và đi du học nước ngoài. Thêm một bước ngoặt quan trọng nữa cho sự nghiệp âm nhạc của ông. Sau 4 năm học tập tại Nhạc viện Thượng Hải – Trung Quốc, ông tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc và được chuyển tiếp Nghiên cứu sinh Tiến sĩ với học bổng toàn phần của Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc. Vừa học tập vừa tham gia, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu học thuật, đây cũng là cơ hội quý báu giúp ông hoàn thiện nhiều kỹ năng sống, quản lý kế hoạch bản thân; nâng cao hiểu biết chuyên môn và văn hoá đa dân tộc, đa quốc gia. Luận văn thạc sĩ của ông được đưa vào “kho dữ liệu công trình khoa học tiêu biểu” (chỉ thu nhận các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ xuất sắc). Luận án tiến sĩ của ông được biên tập thành sách chuyên khảo và được Nhà xuất bản Âm nhạc Nhân dân mua bản quyền 10 năm (Nhà xuất bản chuyên ngành âm nhạc có uy tín nhất Trung Quốc và quốc tế) in ấn và xuất bản năm 2017. Ông là người nước ngoài đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ ngành Âm nhạc học tại Nhạc viện Trung Quốc; là người nước ngoài đầu tiên xuất bản sách chuyên ngành bằng tiếng Trung tại nhà xuất bản âm nhạc lớn nhất Trung Quốc này. Cùng với nhiều hoạt động học thuật khác, các bài báo, các tham luận khoa học tại nhiều hội thảo quốc tế, ông cũng đã góp phần giới thiệu đến bạn bè, giới nghiên cứu khoa học quốc tế hiểu hơn về văn hoá, về đất nước và con người Việt Nam và tên tuổi của ông cũng trở nên thân quen với họ.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà tại Lễ trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017)
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà tại Lễ trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017)

Với nhiều cống hiến trong nghiên cứu và đào tạo, từ 2013 ông thường xuyên được mời làm chủ toạ nhiều hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Được mời làm giám khảo nhiều cuộc thi Piano tại Mỹ, Hongkong, Singapore, Hàn Quốc…, được mời giảng dạy và hướng dẫn sau đại học, được phong hàm Giáo sư tại Mỹ và Trung Quốc… Đây là bước ngoặt lớn, là động lực quan trọng giúp ông vững vàng khởi bước, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trên lĩnh vực âm nhạc/nghệ thuật để rồi năm 2019 ông vinh dự là người duy nhất của lĩnh vực âm nhạc được Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước phong học hàm Phó giáo sư.

Ít ai biết được rằng, bên cạnh sự khó khăn về vật chất, sự học của ông cũng không kém phần vất vả, gian nan đến nhường nào; nếu không có một ý chí kiên cường, một tinh thần quyết tâm cao và sự nỗ lực gấp rất nhiều lần thì ông đã sớm bỏ cuộc và nền âm nhạc Việt Nam sẽ thiếu đi một huyền thoại sống đầy ý nghĩa. “Điểm xuất phát của mình là con số “0” bị khuyết, nó là con số “âm”; nhiều người ra đời với hai bàn tay trắng vẫn còn may; tự lập từ khi 13 tuổi, trên tay mình là một “sấp” giấy nợ: trả hiếu cho mẹ, thay cha nuôi và dạy các em với mục tiêu sẽ trao gửi cho xã hội những công dân có tấm bằng cử nhân và là công dân quốc tế”… đó là tâm sự và cách ông nói về mình.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà nhận bằng Phó Giáo sư tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (2019).
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà nhận bằng Phó Giáo sư tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (2019).

Sự kiên trì, bền bỉ phấn đấu đã đưa ông đến bước thang cuối cùng của học vị là Tiến sĩ ngành âm nhạc học, được nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ, Trung Quốc phong học hàm Giáo sư (từ 2018) và mới đây (2019) là học hàm Phó giáo sư do Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phong tặng. Thành công ấy xuất phát từ sự khát khao kiến thức, đam mê nghệ thuật, nhiệt huyết và kiên trì với sự nghiệp giáo dục, đào tạo nghệ thuật; PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà nhận bằng Phó Giáo sư tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (2019), theo đuổi đến cùng mọi giá trị nhân văn với tư cách là nhà giáo, nhà quản lý giáo dục. Đó cũng là tấm gương sáng, là động lực và là cơ sơ của niềm tin cho thế hệ trẻ tự tin xây dựng mục tiêu khởi nghiệp và lập nghiệp.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ VH,TT & DL cùng Giám đốc, Hiệu trưởng các trường nghệ thuật trực thuộc Bộ sang Taiwan ký kết hợp tác đào tạo (2018)
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ VH,TT & DL cùng Giám đốc, Hiệu trưởng các trường nghệ thuật trực thuộc Bộ sang Taiwan ký kết hợp tác đào tạo (2018)

Chặng đường lao động và cống hiến của nhà quản lý, nhà khoa học âm nhạc Việt Nam

Suốt chặng đường hơn 30 năm “bén duyên” với âm nhạc, hơn 30 năm nỗ lực học tập, nghiên cứu và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo nghệ thuật, ngoài sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước dành cho PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà trong công tác ngoại giao nhân dân, quản lý chuyên môn, quản lý nhà nước tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo cũng đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước tôn vinh, phong học hàm Phó Giáo sư cho nhà giáo duy nhất trong lĩnh vực âm nhạc năm 2019 (năm 2019 không có ứng viên đạt chuẩn Giáo sư âm nhạc), tài năng quản lý giáo dục của ông với vai trò là Chủ tịch Viện Phát triển Giáo dục Việt Nam, Giám đốc TED SAIGON dường như được bộc lộ rõ nét nhất về tư chất của một nhà lãnh đạo thời kỳ mới. Với lòng nhiệt huyết của nhà giáo dục, dày dặn kinh nghiệm của một nhà quản lý chuyên nghiệp, tư duy logic của một nhà khoa học và hiểu biết văn hoá đa phương của một người nhiều năm quản lý công tác đối ngoại đã giúp ông có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng TED SAIGON trở thành một môi trường giáo dục nghệ thuật lý tưởng, nhân văn và hiện đại trong thời kỳ hội nhập.

Tại TED SAIGON, từ đội ngũ giáo viên đến nhân viên các phòng ban đều thấm nhuần tư tưởng xuyên suốt của ông là vừa đào tạo nghệ thuật đỉnh cao, vừa thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục nghệ thuật theo hướng tiếp cận chính thống, dân chủ, chuyên nghiệp và chuẩn quốc tế; lấy người học làm trung tâm, lấy khoa học làm phương tiện và lấy văn hoá làm nền tản giao tiếp để đạt mục tiêu giáo dục. Kết quả của sự tâm huyết và tài ba của ông là hàng trăm tấm huy chương mà học sinh TED SAIGON đoạt được từ 7 cuộc thi quốc tế trong 7 năm qua. Nhà quản lý giáo dục Nguyễn Thanh Hà là hiện thân của sự hiếu học, miệt mài và yêu lao động, mọi trăn trở và cống hiến không phải vì ông mà vì một tương lai đã được xác định của TED SAIGON, phát triển TED SAIGON là mục tiêu tối thượng mà ông gắn bó cả cuộc đời. Ông là người lãnh đạo xuất sắc và nhân văn, luôn đặt lợi của của tổ chức, đơn vị, cộng đồng lên hàng đầu.

Ông đã hoàn thành nhiệm vụ với nhà nước khi thực hiện đúng thời hạn học tập cả khi tu nghiệp Thạc sỹ và Tiến sĩ. Sau khi về nước (năm 2012) đến nay, ông đã đóng góp cho nền âm nhạc nhiều công trình khoa học giá trị, đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và đào tạo âm nhạc nước ta. Ông đã xuất bản 4 cuốn sách chuyên khảo (trong đó có một cuốn viết bằng tiếng Trung); tham gia biên soạn 2 bộ giáo trình cho đại học (cấp Bộ); Ông cũng đã công bố 17 bài báo khoa học, trong đó có 05 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có chỉ số SCI và ISSN uy tín hàng đầu thế giới. Đặc biệt, ông là Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp chuyên ngành Âm nhạc học Dân tộc (Ethnomusicology), tại Nhạc viện Trung Quốc. Đặc biệt hơn, năm 2018 và đầu năm 2019, với những công trình nghiên cứu khoa học âm nhạc xuất sắc, nhiều bài báo và sách chuyên khảo được nhiều nhà xuất bản uy tín thế giới liên tục phát hành đã đưa tên tuổi của
nhà khoa học, thầy giáo trẻ Việt Nam – Tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thanh Hà chính thức bước vào diễn đàn khoa học quốc tế; cùng với thành tích nhiều năm trong đào tạo Sau đại học, tháng 5 năm 2019, ông được Philadelphia International Music Festival In Bryn Mawr College, Pennsylvania – Hoa Kỳ bổ nhiệm Giáo sư; tháng 12 năm 2018 được Đại học Sư phạm Lạc Sơn – Trung Quốc bổ nhiệm Giáo sư; tháng 6 năm 2019 được Đại học Sư phạm Hải Nam – Trung Quốc bổ nhiệm Giáo sư.

(TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam chúc mừng PGS.TS Nguyễn Thanh Hà và các cán bộ, giáo viên Viện Phát triển Giáo dục Việt Nam, TEDSAIGON nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.)
(TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam chúc mừng PGS.TS Nguyễn Thanh Hà và các cán bộ, giáo viên Viện Phát triển Giáo dục Việt Nam, TEDSAIGON nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.)

Là một nhà khoa học, nhà quản lý tài ba, ông là hiện thân tiêu biểu cho tấm gương về nghị lực vượt khó vươn lên trong khoa học cho các thế hệ tri thức trẻ noi gương và học tập. Từ các cương vị quản lý như Trưởng ban đối ngoại và phát triển dự án của Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh; Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Chủ tịch Viện Phát triển Giáo dục Việt Nam đến vai trò, trách nhiệm của một người thầy, ông đều thực hiện tốt các công việc của mình. Đồng thời, ông còn thường xuyên tham gia thỉnh giảng tại các học viện âm nhạc, các trường đại học trong và ngoài nước, thường xuyên tham gia các hội thảo khoa học quốc tế, là thành viên Hiệp hội Nghiên cứu âm nhạc Quốc tế (International Council for Traditional Music – ICTM). Trong quan hệ quốc tế, ông là người luôn trăn trở tìm cách “kéo đồng nghiệp quốc tế về gần với mình hơn”, biết lấy “mở cửa” với bên ngoài để thúc đẩy “đổi mới” bên trong, biến “ngoại lực” thành“nội lực”; Ngay việc đặt tên tiếng Anh cho trường (Talent Education Development SAIGON) cũng phản ánh tầm nhìn trong hợp tác quốc tế của ông. Là người thúc đẩy và khuyến khích công bố quốc tế, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong nghiên cứu khoa học (NCKH).

Ông cho rằng, công bố quốc tế không chỉ thể hiện đẳng cấp của một nhà khoa học (KH), của một tổ chức nghiên cứu (NC), mà còn là một thành tố văn hóa của khoa học Việt Nam để xây dựng vị thế khoa học quốc gia và đem đến cho chúng ta sự tôn trọng. Bản thân ông cũng luôn là nhà khoa học gương mẫu trong công bố quốc Tế, dấn thân trong NCKH bằng việc cho ra đời nhiều công trình khoa học, sách có giá trị bằng cả ngôn ngữ Việt và tiếng Trung. Khuyến khích và tìm kiếm cơ hội, giới thiệu học bổng cho các giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài, v.v… Văn hóa ở Việt Nam đặc biệt là âm nhạc có rất nhiều giá trị thú vị, đáng để tìm tòi khám phá nhưng điều kiện, cách thức nghiên cứu ở Việt Nam còn khá nhiều hạn chế và khuyết điểm. Bởi vậy, việc học tập những điểm mạnh ở nước bạn để áp dụng phát triển ở nước ta được ông vô cùng coi trọng. Ông luôn tâm đắc câu cách ngôn của Socrates “Học càng nhiều thì càng nhận ra hiểu biết của mình thật ít”. Cũng vì lẽ đó, ông luôn đặt niềm tin, tạo mọi điều kiện để khuyến khích các nhà khoa học trẻ được cống hiến và thể hiện đam mê của họ, “người lãnh đạo phải biết nuôi dưỡng khát vọng, đam mê của tuổi trẻ; đó là điều quan trọng nhất, bởi người trẻ khi đã có khát vọng và đam mê thì họ có thể vượt mọi khó khăn một cách phi thường để tiến bước thành công”.

Là người lãnh đạo, quản lý có tầm nhìn xa trông rộng và luôn ‘‘đi trước thời đại”, ngày 20 tháng 12 năm 2012, ông sáng lập TED SAIGON – Talent Education Development SAIGON – trường đào tạo nghệ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế tiên phong tại Việt Nam. Nhà trường luôn chú trọng đến chất lượng đào tạo, sự chuyên nghiệp trong âm nhạc, đội ngũ giảng viên có trình độ cao; các nghệ sỹ, nhạc sỹ tên tuổi, giàu kinh nghiệm; mọi phương tiện phục vụ học tập, biểu diễn đều được đầu tư cao cấp và chuyên nghiệp.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc TED SAIGON tại Lễ Ký kết hợp tác với Kayserbur Piano (thuộc Peal River - Hãng sản xuất Piano lớn nhất thế giới)
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc TED SAIGON tại Lễ Ký kết hợp tác với Kayserbur Piano (thuộc Peal River – Hãng sản xuất Piano lớn nhất thế giới)

Có lẽ thời thơ ấu của ông quá khắc nghiệt, điều kiện học tập thiếu thốn nên ông luôn tâm huyết với việc hoàn thiện cao nhất điều kiện và môi trường học tập cho trẻ tại TED SAIGON. Tiếp cận với nghệ thuật càng sớm, càng chính thống và chuyên nghiệp bao nhiêu thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội sở hữu nhiều nhân tài bấy nhiêu. Việc tiếp xúc với nghệ thuật sớm sẽ khiến con trẻ bộc lộ đầy đủ và khách quan tài năng của mình hơn; ông mong muốn việc giáo dục nghệ thuật sẽ sớm được coi trọng đúng mức trong chương trình học ở các cấp phổ thông. Với những đóng góp và thành công to lớn ấy, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà đã đạt được nhiều bằng khen và giải thưởng như: Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013) của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; bằng khen “Nhiều đóng góp cho sự nghiệp ngoại giao nhân dân” (2014) của Hội Hữu nghị Việt Nam – Asean; giải A Giáo trình Âm nhạc Phương Đông (2016) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam;…

Là một nhà khoa học nhạc học, nhà quản lý giàu kinh nghiệp, sáng tạo, trí dũng, suốt cả một hành trình hơn 27 năm tận tâm, tận lực với đời, với sự nghiệp phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, Nhà quản lý, PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà đã và đang cống hiến không chỉ là thành tựu mà còn là động lực, là sức bật tiếp sức cho các thế hệ tri thức trẻ trong tương lai. “Âm nhạc học thuộc về một ngành khoa học tổng hợp có trọng tâm là khoa học nhân văn. Mặc dù những nghiên cứu âm nhạc học đều có liên quan đến lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhưng vẫn thể hiện bản chất: âm nhạc là biểu hiện tinh thần nhân văn”. Đây là những chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà khi được phỏng vấn về cuốn sách “Khái luận Âm nhạc học” được ông viết, xuất bản năm 2016.

Với phương châm ấy, cuộc đời ông đã tận hiến, truyền bá âm nhạc vì một nền khoa học nhạc học “nghệ thuật vị nhân sinh”. Luôn lấy lợi ích phục vụ đất nước, cộng đồng làm mục tiêu tối thượng để mưu cầu, theo đuổi và hành động, người thuyền trưởng ấy đã vững vàng chèo lái con thuyền ước mơ cho các thế hệ tri thức trẻ Việt Nam đến với bến bờ thành công của thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập.

Hiền Thu

Scroll to Top
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hà
Học vị
  • Tốt nghiệp Tiến sỹ Âm nhạc tại Nhạc viện Trung Quốc
  • Tốt nghiệp Thạc sỹ Âm nhạc học tại Nhạc viện Thượng Hải
  • Tốt nghiệp Đại học Âm nhạc tại Nhạc viện Hà Nội
  • Tốt nghiệp Trung cấp Âm nhạc tại Trường Nghệ thuật Tây Nguyên.
Học hàm
  • Giáo sư kiêm nhiệm, Philadelphia International Music Festival – Hoa Kỳ (Bổ nhiệm 05/2019)
  • Giáo sư kiêm nhiệm, Đại học Sư phạm Lạc Sơn – Trung Quốc (Bổ nhiệm 12/2018)
  • Giáo sư kiêm nhiệm, Đại học Sư phạm Hải Nam – Trung Quốc (Bổ nhiệm 06/2019).
  • Phó Giáo sư, Tiến sỹ Âm nhạc học (12/2019)
Học vị
  • Nhà sáng lập/Giám đốc TED SAIGON
  • Viện trưởng Viện phát triển Giáo dục Việt Nam
  • Nguyên Trưởng phòng đối ngoại, Nhạc viện TPHCM
  • Nguyên Phó viện trưởng Viện phát triển Công nghệ và Giáo dục
  • Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch
  • Giảng dạy tại các trường: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
TÊN PHÓ GIÁM ĐỐC

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry’s standard dummy text ever since the 1500s, when an unknown printer took a galley of type and scrambled it to make a type specimen book. It has survived not only five centuries, but also the leap into electronic typesetting, remaining essentially unchanged. It was popularised in the 1960s with the release of Letraset sheets containing Lorem Ipsum passages, and more recently with desktop publishing software like Aldus PageMaker including versions of Lorem Ipsum.

 
TÊN PHÓ GIÁM ĐỐC

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry’s standard dummy text ever since the 1500s, when an unknown printer took a galley of type and scrambled it to make a type specimen book. It has survived not only five centuries, but also the leap into electronic typesetting, remaining essentially unchanged. It was popularised in the 1960s with the release of Letraset sheets containing Lorem Ipsum passages, and more recently with desktop publishing software like Aldus PageMaker including versions of Lorem Ipsum.